Cùng với đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, thị trường bất động sản Hà Đông cũng được hưởng lợi từ một số dự án, quy hoạch hạ tầng - giao thông quan trọng khác đã và đang được triển khai như sau:
Đường Vành đai 4: chiều dài khoảng 98 km, đi qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Chiều dài đoạn qua Hà Nội khoảng 54km, đi qua 7 quận, huyện, gồm Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông. Đoạn qua Hà Đông dài 5,5km, qua 4 phường: Yên Nghĩa, Phú Lương, Đồng Mai và Phú Lãm.
Đường Vành đai 3.5: là tuyến đường kết nối giữa đường Vành đai 3 và Vành đai 4, đi qua Hà Đông, Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì và Gia Lâm. Đoạn qua Hà Đông có chiều dài 6km, bắt đầu từ nút giao Xa La - Thanh Hà, cắt qua các tuyến đường Quang Trung - Tố Hữu - Lê Quang Đạo kéo dài và kết thúc tại Đại lộ Thăng Long; đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối khu vực phía Tây với phía Bắc của Hà Nội.
Sự xuất hiện của những tuyến đường huyết mạch này sẽ tạo tiềm năng gia tăng giá trị nhanh chóng cho BĐS Hà Đông, khuyến khích người mua ở và nhà đầu tư dịch chuyển ra khỏi trung tâm để tìm kiếm cơ hội mới, với giá rẻ hơn, tiềm năng tăng giá cao nhưng vẫn đảm bảo được sự thuận tiện trong kết nối giao thông, hạ tầng, tiện ích.
Cùng với hạ tầng giao thông đang được nâng cấp đồng bộ, quận Hà Đông - vốn là tỉnh lỵ của Hà Tây (cũ) - sở hữu hệ thống tiện ích đã phát triển đa dạng từ lâu. Các trung tâm mua sắm như Aeon Mall, Hà Đông Plaza, bệnh viện Quân y 103... các trường đại học như ĐH Kiến trúc, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ĐH Phenikaa, ĐH Kiểm Sát, ĐH Đại Nam, ĐH Nguyễn Trãi… vừa đáp ứng nhu cầu đời sống của người dân, vừa góp phần củng cố thêm lợi thế, tiềm năng của thị trường BĐS Hà Đông.